Những loại thiết bị đóng cắt cũ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về an toàn điện. Vậy nên xử lý những thiết bị này như thế nào để kéo dài tuổi thọ? 

1. Những nguy hiểm khôn lường từ thiết bị đóng cắt cũ

Thiết bị đóng cắt là khái niệm chung để chỉ những loại thiết bị điện dùng điều khiển, chuyển mạch và bảo vệ mạch điện khi không may xảy ra những sự cố về điện. 

cau-dao-chong-giat-bao-ve-qua-tai-ngan-mach-va-chong-ro-schneider-rcbo

Thông thường tuổi thọ của những thiết bị đóng cắt tương đối dài. Có những thiết bị vẫn hoạt động tốt đến cả chục năm. Dĩ nhiên cũng có những thiết bị nhanh chóng xuống cấp vì nhiều lý do. Những thiết bị đóng cắt cũ nếu không được bảo trì hoặc thay thế sẽ dẫn đến nhiều tình huống nguy hiểm. Điển hình như: 

- Những nhà máy, phân xưởng phải đối mặt với những tình huống như mất điện, chập điện gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và kinh doanh

- Ảnh hưởng đến sự an toàn của nhân viên

- Nguy cơ phóng điện hồ quang

- Cơ cấu ngắt mạch bị biến đổi do quá tuổi thọ

- Những thiết bị đóng cắt kém nhạy bén

Khi phát hiện thiết bị đóng cắt có dấu hiệu xuống cấp, bạn cần đề ra phương án giải quyết càng sớm càng tốt. Những thiết bị đóng cắt cũ không được bảo trì sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, thậm chí là cả sự an toàn của người sử dụng. 

2. Cách xử lý thiết bị đóng cắt cũ: Nên thay thế hay bảo trì?

Với những thiết bị đóng cắt đã cũ nên xử lý như thế nào? Nên bảo trì hay thay thế thiết bị mới. Thực tế thì việc thay thế hay bảo trì sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Để đưa ra quyết định bạn cần xem xét một số yếu tố như:

- Chi phí bảo trì

- Chi phí thay mới

- Phụ tùng thay thế có sẵn hay không

- Nhu cầu sử dụng hiện tại 

- Vị trí của những thiết bị đóng cắt

- Rủi ro khi bảo trì (tỉ lệ xảy ra lỗi)

Trước khi quyết định nên bảo trì hay thay thế thiết bị đóng cắt bạn cần cân nhắc kỹ càng. Rất nhiều trường hợp chi phí bảo trì tốn kém ngang ngửa chi phí thay mới. Trong một vài trường hợp khi thiết bị đóng cắt đã quá cũ, bạn buộc phải thay mới để tiếp tục sử dụng. 

3. Hướng dẫn tận dụng thiết bị đóng cắt cũ đúng cách 

Bạn không nhất thiết phải thay thế thiết bị đóng cắt mới nếu những thiết bị cũ vẫn có thể tái sử dụng. Một số cách để tận dụng thiết bị đóng cắt cũ bạn có thể tham khảo là:

- Ngăn chặn nguy cơ phóng điện hồ quang: Hiện nay, phóng điện hồ quang ngày càng xảy ra nhiều hơn ở những dòng thiết bị đóng cắt cũ. Để có thể tận dụng những thiết bị đóng cắt lâu nhất có thể bạn nên quan tâm tới việc ngăn chặn nguy cơ phòng điện hồ quang. Bạn nên thêm lớp PPE (thiết bị bảo vệ cá nhân) và thường xuyên kiểm tra thiết bị để ngăn chặn nguy cơ phóng điện hồ quang. 

- Hiện đại hóa thiết bị: Những bộ ngắt hiện đại và cho hiệu suất nhanh và ổn định, hạn chế xảy ra hiện tượng chập hoặc lỗi. 

- Sử dụng cảm biến điều khiển từ xa: Với những công trình, dự án lớn thì việc kiểm soát toàn bộ thiết bị không hề đơn giản. Với cảm biến điều khiển từ xa, bạn có thể giám sát và kiểm tra để đảm bảo các thiết bị đóng cắt luôn hoạt động ổn định. Khi thiết bị xảy ra lỗi, bạn có thể kịp thời tìm phương án xử lý 

Hướng dẫn tận dụng thiết bị đóng cắt cũ đúng cách

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách xử lý thiết bị đóng cắt cũ. Bạn cần thường xuyên kiểm tra thiết bị đóng cắt để kịp thời phát hiện ra lỗi nếu có. Mong rằng qua những chia sẻ trên, bạn có thể có phương án bảo trì và thay thế thiết bị đóng cắt phù hợp để tăng hiệu suất làm việc đồng thời đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng điện.

CÔNG TY TNHH HOA HOA

Nhà Phân Phối Thiết Bị Điện Schneider, Thiết Bị Chiếu Sáng Duhal, Thang Máy Hitachi

“Phân Phối Toàn Quốc – Hàng Chính Hãng – Dịch Vụ Tốt”

Địa chỉ: Số 335 Trương Định - Tương Mai - Hoàng Mai - Hà Nội.

Hotline: 1900 5858 61

Emailadmin@hoahoa.com.vnWeb: https://hoahoa.com.vn/