Contactor là một trong những thiết bị điện khá quan trọng trong đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thế nhưng không phải ai cũng biết về cấu tạo, nguyên lý, tầm quan trọng cũng như cách lựa chọn thiết bị này. Trong bài viết dưới đây, Hoa Hoa sẽ cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích về contactor để bạn đọc nắm rõ.

1. Contactor là gì?

Contactor là một khí cụ điện, được dùng để đóng ngắt thường xuyên các mạch điện động lực, tạo liên lạc trong mạch điện bằng nút nhấn. Khi sử dụng thiết bị này, chúng ta có thể điều khiển mạch điện từ xa có phụ tải với điện áp lên đến 500 V và dòng 600 A.

 

Contactor là gì?

 

Contactor là một khí cụ điện, được dùng để đóng ngắt thường xuyên các mạch điện động lực

 

Contactor còn được gọi là công tắc tơ, khởi động từ. Thiết bị này rất quan trọng trong hệ thống điện vì giúp người dùng có thể điều khiển động cơ, hệ thống chiếu sáng, tụ bù,.... một cách dễ dàng. 

2. Cấu tạo chính của Contactor
Thiết bị được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là: Nam châm điện, hệ thống dập hồ quang và hệ thống tiếp điểm, cụ thể:

  • Nam châm điện: Gồm 3 thành phần là cuộn dây, lõi sắt, lò xo phản lực
  • Hệ thống dập hồ quang điện: Gồm nhiều vách ngăn làm bằng kim loại, được đặt cạnh 2 tiếp điểm tiếp xúc nhau
  • Hệ thống tiếp điểm: Gồm tiếp điểm chính có khả năng cho dòng điện lớn đi qua và tiếp điểm phụ có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A

Cấu tạo chính của Contactor

Cấu tạo chính của Contactor

3. Nguyên lý làm việc của Contactor

Khi cấp nguồn điện trong mạch điều khiển bằng giá trị điện áp định mức của contactor vào hai đầu của cuộn dây quấn trên phần lõi từ đã được cố định thì lực từ tạo ra sẽ hút phần lõi từ di động rồi hình thành mạch từ kín. Lúc này phản lực của lò xo sẽ nhỏ hơn lực từ. Khi đó, khởi động từ contactor sẽ ở trạng thái hoạt động.

 

Tiếp đó, tiếp điểm chính đóng lại và tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (thường đóng sẽ mở ra và thường hở sẽ đóng lại) nhờ bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm. Và trạng thái hoạt động này sẽ được duy trì.

 

Khi ngừng cấp nguồn điện cho cuộn dây thì contactor sẽ trở về trạng thái nghỉ, các tiếp điểm sẽ trở về trạng thái ban đầu.

4. Lợi ích của Contactor trong cuộc sống

Thiết bị có kích thước nhỏ gọn, có thể lắp đặt và thao tác trong cả những khoảng không gian chật hẹp mà cầu dao không thực hiện được. Và thời gian đóng cắt nhanh, độ bền cao, hoạt động ổn định, an toàn cho người thực hiện,... Do đó, thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy công nghiệp.

 

Những lợi ích chính của công tắc tơ trong cuộc sống cụ thể đó là:

  • Contactor điều khiển động cơ: Dùng để cấp nguồn cho động cơ khởi động trực tiếp, kết hợp với rơ le nhiệt để bảo vệ quá tải cho động cơ
  • Contactor khởi động sao - tam giác: Giúp thay đổi chế độ hoạt động của động cơ từ sơ đồ hình sao sang sơ đồ tam giác khi động cơ vận hành ổn định để giảm dòng khởi động
  • Contactor điều khiển đèn chiếu sáng: Có thể dùng rơ le thời gian hoặc PLC điều khiển contactor để đóng cắt điện cấp cho đèn chiếu sáng, thực hiện chức năng bật hoặc tắt đèn theo giờ quy động
  • Contactor điều khiển tụ bù: Có chức năng đóng ngắt các tụ bù vào lưới điện với mục đích bù công suất phản kháng. Loại công tắc tơ dùng trong hệ thống bù tự động sẽ được bộ điều khiển tụ bù điều khiển để đảm bảo việc đóng cắt các cấp tụ phù hợp với tải
  • Contactor kết hợp bảo vệ pha: Khi gặp các sự cố về pha thì tiếp điểm cảnh báo của rơ le bảo vệ pha ( lệch pha, mất pha, quá áp, thấp áp,....) kết nối với cuộn hút của công tắc tơ sẽ cho phép ngắt công tắc tơ. Khi công tắc tơ nhả ra thì hệ thống phía sau sẽ mất nguồn điện và phải dừng hoạt động. Nhờ đó sẽ bảo vệ an toàn cho thiết bị.

Lợi ích của contactor

Contactor kết hợp với rơ le nhiệt điều khiển động cơ

 

=> Tham khảo bài viết: Chọn Contactor Schneider cho động cơ thế nào thì phù hợp?

5. Các thông số cơ bản cần biết để lựa chọn Contactor

  • Điện áp Ui: Là điện áp Contactor chịu được khi làm việc, nếu điện áp vượt quá thì công tắc tơ sẽ bị phá hủy hoặc hỏng
  • Điện áp xung chịu đựng Uimp: Là khả năng chịu đựng điện áp xung của công tắc tơ
  • Điện áp Ue: Là dải điện áp mà công tắc tơ chịu được
  • Dòng điện In: Là dòng điện chạy qua tiếp điểm chính khi làm việc của công tắc tơ (tải định mức và điện áp định mức)
  • Dòng điện ngắn mạch Icu: Đây là dòng điện mà contactor chịu đựng được trong vòng 1 giây, thường sẽ được nhà sản xuất cung cấp theo loại contactor
  • Điện áp cuộn hút Uax: Có thể là DC, AC, 110V hay 220V tùy theo mạch điều khiển người dùng chọn

6. Những lưu ý cần nắm được khi lựa chọn Contactor cho động cơ

Để lựa chọn được thiết bị này phù hợp cho động cơ, bạn cần chú ý những thông số quan trọng dưới đây.

6.1. Điện áp điều khiển

Để chọn một công tắc tơ có cuộn hút sử dụng điện áp phù hợp thì bạn cần kiểm tra xem tủ điện bạn đang dùng nguồn điện điều khiển là bao nhiêu? 24VAC, 24VDC, 110V, 220V hay 380V?

 

Thông thường điện áp sử dụng ở Việt Nam là 220V do mạng điện lưới ở nước ta là 3 pha 4 dây 220/380VAC. Nhưng với máy cũ nội địa Nhật Bản thường dùng là 110V, một số máy Trung Quốc dùng 380V là chủ yếu,...

 

Lựa chọn contactor

6.2. Lựa chọn dòng điện phù hợp

Việc đầu tiên bạn cần làm là tính dòng điện mà động cơ sử dụng. Với động cơ 3 pha thì ta có công thức: P = √3UIcosφ ⇒  I = P/(√3Ucosφ)

 

Trong đó: 

  • I là dòng điện định mức động cơ sử dụng
  • P là công suất động cơ được tính bằng oát (ký hiệu W), thường được ghi ở nhãn gắn trên vỏ động cơ
  • U là điện áp sử dụng được đo giữa 2 pha, thường được ghi trên nhãn gắn ở vỏ động cơ
  • Cosφ là hệ số công suất

 

Ở nước ta hệ số công suất thường là 0.8 nhưng cũng có thể nhỏ hơn 0.8 nếu nhà máy có nhiều động cơ công suất lớn và không có tụ bù công suất. Còn nếu bạn dùng công tắc tơ cấp nguồn qua biến tần (Inverter) thì có thể lấy Cosφ = 0.96.

 

Theo công thức bên trên, ta có dòng điện cần sử dụng với động cơ 3 pha 380V sẽ là I = P/(√3x380x0.8) ≈ P/526,5. Vậy nếu công suất tính bằng Ki lô oát (kW) thì dòng điện định mức sẽ bằng công suất định mức x 1.9. 

 

Khi đó, dòng điện của Contactor bằng dòng điện định mức x hệ số khởi động (hệ số khởi động = 1.2 ~ 1.5).

 

 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất contactor nhưng contactor Schneider từ lâu đã được khách hàng đánh giá cao về chất lượng. Một số dòng sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng đó là: Contactor schneider LC1D12, Contactor Schneider 16A, Contactor Schneider 80A,....

7. Địa chỉ lựa chọn Contactor chính hãng, chất lượng

Hoa Hoa là nhà phân phối Contactor Schneider chính hãng tại Việt Nam. Khi mua thiết bị tại Hoa Hoa, quý khách hàng sẽ được đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao hỗ trợ nhiệt tình 24/7. Đồng thời nhận được cam kết:

  • 100% sản phẩm chính hãng, có đầy đủ giấy tờ chứng thực
  • Mức giá hấp dẫn, tốt nhất trên thị trường do không qua trung gian
  • Dịch vụ bảo hành dài hạn, chế độ hậu mãi tận tình
  • Giao hàng nhanh chóng tận nơi trên khắp 63 tỉnh thành

 

Nếu bạn đang có nhu cầu mua Schneider Contactor hoặc các thiết bị điện chính hãng khác, hãy liên hệ ngay với Hoa Hoa Company để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất. 

CÔNG TY TNHH HOA HOA

Nhà Phân Phối Thiết Bị Điện Schneider, Thiết Bị Chiếu Sáng Duhal, Thang Máy Hitachi

“Phân Phối Toàn Quốc – Hàng Chính Hãng – Dịch Vụ Tốt”

Địa chỉ: Số 335 Trương Định - Tương Mai - Hoàng Mai - Hà Nội.

Hotline: 1900 5858 61

Emailadmin@hoahoa.com.vnWeb: https://hoahoa.com.vn/